Nha khoa 3d Site Map Tiếng Việt Tiếng Anh
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha khoa
Trang chủ » Hỏi Đáp »

Những câu hỏi thường gặp

1.Khi nào con tôi cần đến gặp nha sĩ lần đầu tiên và tại sao?

Trả lời: Thời gian là 6 tháng khi con bạn bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Thời gian này là cơ hội tuyệt vời để nha sĩ kiểm tra cẩn thận sự phát triển răng miệng của bé. Bởi vì những vấn đề về răng miệng thường bắt đầu rất sớm. Việc kiểm tra càng sớm càng thuận lợi để bảo vệ trẻ khỏi những vấn đề như sâu răng do bú bình, kích thích răng, bệnh về nướu và thói quen mút tay. Nha sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị dự phòng. Bạn và con bạn nên chuẩn bị như thế nào khi đến gặp nha sĩ? Để không phải ngạc nhiên, truớc khi đến, hãy hỏi nha sĩ về quá trình của lần hẹn đầu tiên. Dự trù cách giải quyết những hành động cho phản ứng mà con bạn có thể biểu lộ - hợp tác hoặc không hợp tác. Những trẻ rất nhỏ có thể quấy không chịu ngồi. Hãy đem theo tất cả hồ sơ tiền sử bệnh của bé đến cuộc hẹn với nha sĩ.

2. Điều gì sẽ xảy ra ở lần hẹn khám đầu tiên?

Trả lời: Hầu hết những lần khám đầu tiên không có gì hơn là giới thiệu để làm quen giữa con bạn với nha sĩ và công việc. Nếu bé sợ, không thoải mái và không hợp tác thì việc đặt lại hẹn là cần thiết. Những lần hẹn ngắn và thường xuyên để tạo sự tin tưởng của trẻ đối với nha sĩ và phòng khám rất cần thiết nếu trẻ cần được điều trị sau này cho bất cứ vấn đề về răng miệng. Những lần hẹn cho trẻ thuờng nên thực hiện vào buổi sáng trong ngày, khi trẻ còn minh mẫn và sảng khoái. Với những bé dưới 24 đến 36 tháng ba mẹ có thể ngồi trên ghế nha để ôm bé trong suốt thời gian kiểm tra. Ngoài ra, ba mẹ có thể được yêu cầu chờ ở phòng đợi để tạo mối quan hệ giữa nha sĩ và bé. Nếu bé hợp tác, buổi hẹn đầu tiên thường trong khoảng 15 đến 30 phút, có thể theo trình tự sau, tùy thuộc vào độ tuổi: Nhẹ nhàng nhưng kiểm tra kỹ toàn bộ răng, hàm, khớp cắn, nuớu và niêm mạc miệng để giám sát sự phát triển và bất cứ những vấn đề trong miệng. Nếu cần thiết, có thể vệ sinh nhẹ nhàng bao gồm làm sạch mảng bám, vôi răng, vết dính và đánh bóng răng. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại nhà đúng cách. Xác định sự cần thiết của flour.

3. Lần hẹn kế nên vào lúc nào?

Trả lời: Cũng như người lớn nên cho bé đến gặp nha sĩ mỗi 6 tháng, nhiều nha sĩ có thể sắp đặt những lần hẹn tạm thời mỗi 3 tháng khi trẻ quá nhỏ để tạo sự tin tuởng hoặc điều trị những vấn đề liên quan đến răng miệng.

4. Năm cách để bảo vệ vệ sinh răng miệng cho con bạn tại nhà

Trả lời: Nói chung, ba mẹ thường chăm sóc răng miệng cho trẻ cho đến khi bé đủ lớn để có thể tạo ra thói quen chăm sóc răng hàng ngày. Chế độ chăm sóc phòng ngừa tại nhà rất quan trọng ngay từ lúc bé mới sinh. Làm sạch nướu của bé với 1 miếng gạc sạch và ướt. Hỏi nha sĩ xem bạn có thể chải nướu cho bé bằng một bàn chải nhỏ, mềm hay không. Khi bé mọc răng sữa đầu tiên, chải răng cho bé với một bàn chải nhỏ, lông mềm và ít kem đánh răng có flour, bởi vì trẻ em cũng đã nhận được flour từ hệ thống cấp nước công cộng.

Để tránh sâu răng và răng lệch lạc do bú bình, việc ngậm núm vú giả và ngón tay, đừng bao giờ cho trẻ uống sữa, nước trái cây, những chất lỏng có đường cũng như ngậm vú giả khi bé ngủ trưa hoặc tối. Giúp trẻ chải răng buổi tối, thời gian quan trọng nhất cho việc chải răng, bởi vì lúc này nước bọt tiết ra ít, sâu răng và mảng bám dễ hình thành. Có lẽ nên để bé tự chải răng trước để tạo sự tự tin. Sau đó ba mẹ có thể chải răng lại để bảo đảm tất cả mảng bám đã được lấy sạch. Thông thường khi bé 5 tuổi hoặc lớn hơn, bé có thể học tự chải răng dưới sự hướng dẫn đặc biệt của ba mẹ. Cách tốt nhất để dạy cho bé chải răng là khởi đầu bằng ví dụ. Hãy cho bé nhìn bạn chải răng và dạy cho bé biết sự quan trọng của việc giữ vệ sinh răng miệng tốt.

5. Thời gian cạo vôi (cao) răng thường mất bao nhiêu phút?

Trả lời: Với những tiến bộ vượt bậc trong ngành nha khoa hiện nay, việc làm sạch vôi răng trở nên đơn giản, thời gian cũng giảm thiểu rất nhiều so với trước đây. Với máy lấy vôi răng siêu âm, vận hành êm ả và thao tác thuần thục của nha sĩ hoặc chuyên viên vệ sinh răng (hygienist) thì bạn chỉ mất từ 20 đến 45 phút, bao gồm luôn các công đoạn đánh bóng răng. Ngoài ra với máy lấy vôi răng siêu âm thế hệ mới tại Nha khoa 3D , bạn sẽ ít bị đau và ít chảy máu hơn.

6. Tại sao cần phải lấy vôi răng định kỳ?

Trả lời: Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt quốc gia : 99,4% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, trong đó phần lớn tập trung vào các bệnh như viêm nướu do vôi răng, nha chu và sâu răng.

Việc tự vệ sinh răng miệng hàng ngày một cách kỹ lưỡng và đầy đủ nhất vẫn có thể chỉ làm sạch được từ 70 đến 80% lượng thức ăn thừa, số còn lại sẽ trở thành mảng bám quanh răng và lâu dần trở nên cứng hơn gọi là cao răng hay vôi răng. Những mảng bám hay vôi răng nếu đọng trên mặt răng hoặc kẽ răng thì gây sâu răng, còn nếu chúng bám xung quanh cổ răng thì gây viêm nướu, nặng hơn là nha chu, là nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng và lung lay răng. Bệnh nha chu nặng có thể dẫn đến mất răng hàng loạt.

Do đó ngoài nhhững biện pháp tự vệ sinh răng tại nhà, việc 6 tháng đến nha sĩ khám kiểm tra định kỳ là rất quan trong vì không những được làm sạch mảng bám răng và vôi răng, loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng mà chúng ta còn được phát hiện những tổn thương sớm nhất giúp việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, ít đau đớn và tốn kém hơn.

Tin tức khác:
Danh mục điều trị
Trám thẩm mỹ
Nội nha lấy tủy
Nha chu
Răng trẻ em
Tẩy trắng răng
Răng sứ
Implant
Chỉnh nha
Phục hình
Video
Thư viện ảnh
Tin tức
Vị khách bất ngờ
Nha khoa 3D được cấp giấy chứng nhận kiểm định của Hiệp Hội Y Tế Mỹ FDA
Nghiến răng, dùng tăm khiến răng ngày càng xấu
10 cách làm trắng răng hiệu quả
Những nguyên nhân gây hại men răng
Giữ răng trắng đẹp tự nhiên
Những thực phẩm dễ gây sâu răng
Các phương pháp điều trị răng khôn hàm dưới mọc lệch
Kem đánh răng không thể làm trắng răng
Một số thói quen ảnh hưởng đến răng của trẻ
Bí quyết để ăn thơm miệng
Chất gì cần thiết cho răng?

Những cụm từ hay được tìm nhiều nhất:

Nha khoa |  Nha Khoa 3d |  Nha chu |  Răng trẻ em |  Tẩy trắng răng |  Răng sứ thẩm mỹ |  Niềng răng |  Implant |  Trồng răng |  Răng giả |  Chỉnh nha |  Veneer |  Răng sứ
Tư vấn trực tuyến
Yahoo Yahoo Skype Skype
Facebook Rss You tube Twitter Game
son dưỡng