Nha khoa 3d Site Map Tiếng Việt Tiếng Anh
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha khoa
Trang chủ » Dich vụ »

Nha Khoa Phục Hồi

TRÁM THẨM MỸ

Trám răng thường dùng vật liệu composite, amalgam hay GIC , để trám vào các xoang mà nha sĩ đã sữa soạn. Mục đính chính vẫn là phục hồi răng bi hư tổn, nhằm bảo đảm tính ăn nhai và thẩm mỹ. Nhưng để độ bền, ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao thì hiện nay cũng không có nhiều nha khoa sử dụng phương pháp Inlay hay Onlay sứ vì để dùng được phương pháp này đòi hỏi phòng labo phải có trang thiết bị hiện đại - phần mềm chuyên dụng với công nghệ 3D, và chuyên gia về Inlay hay Onlay sứ... Tại Trung Tâm Nha Khoa 3D thực hiện các dịch vụ điều trị luôn được khép kín, áp dụng toàn bộ công nghệ 3D chuyên về ngành nha, từ chẩn đoán tới điều trị và labo. Nhờ sự vượt trội về công nghệ trong phòng labo và thực hiện bởi chuyên gia về Onlay hay Inlay sứ, từ đó trám răng thông thường chưa phải là giải pháp tốt nhất để phục hồi răng. Onlay hay Inlay sứ là phương pháp tuyệt vời so với trám răng thông thường. (tùy vào kích cở của xoang mà nha sĩ áp dụng phương pháp này).

Trường hợp nào cần trám răng:

o Răng mẻ.

o Răng sâu lớn.

o Mòn răng...

TRỒNG RĂNG SỨ

Veneer sứ

Veneer sứ không phải là giải pháp tốt để phục hồi thẩm mỹ cho các trường hợp men răng bị sậm màu nặng hay bị nhiễm Tetracycline và Flour.

Nha Khoa Phục HồiNhưng ngược lại lại Veneer sứ có ưu điểm là giảm thiểu tối đa việc mài răng, ổn định về cơ học và sinh lý... và veneer sứ có khả năng phục hồi thẩm mỹ tương đối toàn diện. Tuy vậy còn phải phụ thuộc vào labo rất nhiều. Vì để có một veneer sứ hoàn mỹ đòi hỏi labo phải có kĩ thuật viên giỏi và trang thiết bị hiện đại.

Tại phòng labo của Trung Tâm Nha Khoa 3D chúng tôi sử dụng trang thiết bị với công nghệ 3D và kĩ thuật viên chuyên về veneer sứ kết hợp cùng với Bác sĩ để phục hồi trọn vẹn tính thẩm mỹ cho răng bạn và mang lại cho bạn nụ cười xinh trong ngày.

HÀM GIẢ/ RĂNG SỨ

1. Hàm giả tháo lắp nhựa (răng có thể là sứ hay răng nhựa)


Nha Khoa Phục Hồi

• Các răng được đúc sẵn bằng nhựa hay bằng sứ và Kỹ Thuật Viên chỉ việc chọn bộ răng đúng kích cỡ và xếp vào đúng vị trí.

• Qui trình làm tương đối đơn giản.

• Giá thành rẻ do ít cần đầu tư máy móc thiết bị.

• Sau một thời gian sử dụng có thể bị ngấm dịch miệng và có mùi hôi.

• Khi ăn nhai nhiều có thể làm cấn đau nướu.

răng thẩm mỹ

2. Hàm khung (răng có thể là răng nhựa hay răng sứ)

• Giống như hàm nhựa nhưng nền hàm là khung kim loại. Kim loại làm khung là Ni-cr hoặc Titan.

• Răng sẽ được gắn lên hàm khung là răng nhựa hoặc sứ.

• Ăn nhai vững chắc và nhẹ nhàng hơn hàm nhựa.

Nha Khoa Phục Hồi

3. Khung liên kết Attachment: là dạng hàm khung nhưng được kết hợp với những liên kết làm cho hàm ổn định hơn.

• Hàm tháo lắp bán cố định - kết hợp Attachment có qui trình làm phức tạp hơn răng tháo lắp nhựa và cần phối hợp lâm sàng tốt.

• Thông thường được thực hiện gắn dạng bản lề (âm dương) với một phục hình cố định.

• Ăn nhai có cảm giác chắc chắn hơn.

• Giá thành cao hơn răng tháo lắp nhựa.

Nha Khoa Phục Hồi

4. Hàm tháo lắp nhựa mềm (Biosoft): răng có thể là răng nhựa hay răng sứ.

• Các răng được đúc sẵn bằng nhựa hay bằng sứ và Kỹ Thuật Viên chỉ việc chọn bộ răng đúng kích cỡ và xếp vào đúng vị trí.

• Qui trình làm tương tự tháo lắp nhựa nhưng phức tạp hơn.

• Giá thành hơi cao do do vật liệu là nhựa mềm và bộ công cụ phải nhập từ nước ngoài.

• Ăn nhai có cảm giác êm hơn so với tháo lắp nhựa thông thường.

• Sau một thời gian sử dụng có thể bị ngấm dịch miệng và tạo mùi hôi.

• Nếu bị nứt gãy thì cần phải làm mới hoàn toàn.

• Sau nhiều năm sử dụng có thể độ khít sát không được như lúc đầu và nền nhựa có xu hướng bị chai cứng lại làm đau nướu lúc nhai.

HÀM THÁO LẮP TOÀN PHẦN (TOÀN HÀM)

  - Giống như hàm bán phần (răng có thể là răng nhựa hay răng sứ). Nhưng cách làm khó khăn và phức tạp hơn hàm bán phần.

Nha Khoa Phục Hồi

QUI TRÌNH THỰC HIỆN PHỤC HÌNH THÁO LẮP:

• Bác sĩ không sửa soạn gì trên răng hoặc chỉ điều chỉnh rất ít, lấy dấu và gửi đến cho các kỹ thuật viên phục hình răng làm hàm sơ khởi bằng sáp và đúc khung kim loại. Hàm sáp hoặc khung với các răng sơ khởi sẽ được thử và điều chỉnh trên miệng một vài lần trước khi gửi trở lại labo làm thành hàm chính thức.

• Quá trình thực hiện hàm toàn bộ thường kéo dài hơn và phức tạp hơn hàm bán phần.

• Hàm giả mới luôn cần một thời gian thích nghi: bệnh nhân phải tập làm quen với vị trí các răng và nướu mới, khi mới mang hàm sẽ có cảm giác hơi vướng, nói ngọng, tăng tiết nước bọt,...Sau vài giờ bệnh nhân sẽ từ từ nói chuyện bình thường, sau vài ngày hoặc vài tuần ăn uống sẽ quen dần, nên bắt đầu với các loại thức ăn mềm, nếu khi ăn nhai có cộm nên đến Nha sĩ để chỉnh cộm.

• Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tháo lắp hàm an toàn.

VỆ SINH & BẢO QUẢN HÀM GIẢ THÁO LẮP:

• Hàm giả sẽ tồn tại rất lâu nếu được bảo quản tốt, hàm giả bị rớt, va chạm mạnh có thể bị biến dạng. Hàm giả tháo lắp cần được tháo ra và chải rửa sạch sẽ mỗi ngày với kem đánh răng hoặc dung dịch chải rửa chuyên dùng. Không nên dùng các loại dung dịch rửa, kem đánh răng có chất mài mòn, bàn chải cứng,...

• Khi không mang hàm nên ngâm hàm trong nước thường hoặc các dung dịch ngâm hàm sát khuẩn, không nên sát khuẩn bằng cách ngâm hàm trong nước quá nóng sẽ làm biến dạng hàm.

• Hàm giả nên được tháo ra ban đêm để cho các mô nướu thư giãn không bị đè ép, tạo điều kiện tốt cho hệ thống tự chải rửa của lưỡi và nước bọt.

• Ngay cả khi mang hàm giả, xương hàm vẫn sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian, do đó sau một thời gian mang hàm có thể sẽ lỏng và cần đệm hàm. Do vậy, bạn nên đến Nha sĩ định kỳ để kiểm tra các răng nướu thật, kiểm tra hàm giả và sửa chữa nếu cần.

NGOÀI RA CÒN CÓ HÀM THÁO LẮP KẾT HỢP VỚI MINI IMPLANT:

• Liên kết giữa hàm giả tháo lắp và xương hàm tốt hơn nhờ các nối động Abutment.

• Mini implant được chỉ định sử dụng trong trường hợp mất răng lâu ngày và không đủ xương để đặt implant.

• Ăn nhai chắc chắn hơn so với tất cả các loại tháo lắp khác.

Nha Khoa Phục Hồi

TỦY RĂNG LÀ GÌ ? TẠI SAO LẠI ĐAU RĂNG ?

TỦY RĂNGTủy răng là gì?

Ở một răng lành mạnh bình thường , tủy răng là một mô liên kết đặc biệt, nhiều mạch máu và dây thần kinh, nằm trong hốc tủy, được bao quanh bởi mô cứng của răng ( men và ngà răng ). Tủy răng có chức năng "cảm nhận" cảm giác "đau", khi có các kích thích tác động lên răng như :chấn thương, nóng, lạnh, hóa chất...( thí dụ khi uống nước đá, răng có cảm giác ê buốt ) và tham gia vào việc nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng, góp phần duy trì sự sống và lành mạnh của răng.

Tủy răng nằm trong hốc tủy được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Tuy nhiên, tủy răng vẫn có thể bị tổn thương do : sâu răng, chấn thương khớp cắn, bệnh lý vùng miệng,....

Trong đó, bệnh sâu răng và vi khuẩn trong miệng được xem như là nguyên nhân chủ yếu làm tổn thương tủy răng. Tiến trình của bệnh sâu răng diễn ra trong thời gian dài, sẽ phá hủy men răng và ngà răng .Nếu như quá trình sâu răng này không được ngăn chặn kịp thời ( bằng biện pháp trám răng, thay đổi thói quen vệ sinh răng...) thì mô răng sẽ tiếp tục bị phá hủy càng nhanh nhiều,lỗ sâu tiến sát tới tủy.

 

 

TỦY RĂNG

Tại Sao Lại Đau Răng?

Khi lỗ sâu càng tiến gần đến tủy, mở đường cho các vi khuẩn "tấn công" tủy răng . Lúc đó tủy răng sẽ bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng viêm tủy ( tủy bị tổn thương). Tùy theo mức độ viêm mà bệnh nhân sẽ có có cảm giác sưng, đau khác nhau, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh:

+ Mức độ nhẹ: người bệnh có cảm giác đau nhẹ thoáng qua, rồi biến mất khi kích thích không còn và có khả năng hồi phục nếu như loại bỏ được nguyên nhân gây viêm . Dạng viêm này chủ yếu là do sâu răng ,nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác như mòn cổ răng, nứt răng, các thủ thuật chữa răng...

+Nặng hơn: Người bệnh tự nhiên xuất hiện từng cơn đau dữ dội, đau đến chảy nước mắt khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay uống nước lạnh; đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn, người bệnh lại bình thường. Nếu có mủ, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.

Nội nha la gì

Nội nha có nghĩa là bên trong răng, phương pháp nội nha, lấy tủy hay lấy gân máu bị tổn thương là phương pháp điều trị đi sâu vào bên trong ống tủy để chữa răng khi bị viêm tủy, tủy chết và khi răng bị nhiễm trùng chóp răng. Khác với trám chữa răng thông thường là chỉ trám bên ngoài và chưa đụng vào tủy bên trong. Theo từ gọi của dân gian là lấy gân máu, nhưng không đơn giản như tên gọi mà kỹ thuật nội nha phải cần nhiều giai đoạn phức tạp, đòi hỏi trang thiết bị tiên tiến và đội ngũ bác sỉ nhiều kinh nghiệm.

Những răng nào cần phải nội nha:

- Răng đã sâu đến tủy gây đau nhức, hoặc răng đã trám nhưng đáy xoang gần buồng tủy gây kích thích tủy.

- Răng bị chấn thương làm chết thủy

- Răng chết tủy do sâu răng hay nhiều nguyên nhân khác.

- Răng đã có nhiễm trùng chóp như áp xe (abcess), lổ dò chảy mũ, nang chân răng 

- Một số răng nghiêng lệch hay dị dạng mà cần làm mão hay trụ cầu trong phục hình răng.

Khi nào thì cần điều trỉ tủy răng:

Nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tủy răng.

Thông thường những răng đã lấy tủy sẽ không còn được khỏe và rắn chắc như những răng còn tủy. Do vậy, việc lấy tuỷ sẽ được Bác sỹ kiểm tra và cân nhắc trước khi quyết định điều trị.

1. Dấu chứng đầu tiên khi nghĩ đến việc lấy tủy răng là ĐAU:

• Bị đau hoặc nhói khi nhai.

• Nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

• Sâu răng nặng hoặc chấn thương gây áp-xe (nhiễm trùng) trong xương.

2. Những dấu hiệu này thường xuất phát từ những nguyên nhân:

• Có thể do sâu răng làm nhiễm trùng tủy, có triệu chứng như: Đau nhức dữ dội, sưng, răng lung lay.

• Có thể do chấn thương, do tai nạn, gẫy răng lộ tủy hoặc do chấn thương khớp cắn.

• Viêm khớp răng.

• Tủy bị hoại tử (tủy chết lâu ngày).

Những công nghệ hiện đại giúp cho kỹ thuật nội nha được chính xác.

• Máy định vị chóp gốc răng 3D 

• Bộ dụng cụ chuyên dụng 3D 

• Máy X quang - hình ảnh 3D

Các bước làm:

Răng có thể được gây tê nếu cần để hạn chế đau do những phần mô tủy còn sống sót.

Bước 1. Mở tủy: Bác sĩ dùng mũi khoan tạo đường vào từ bề mặt răng đến buồng tủy, lấy sạch mô răng sâu.

Bước 2. Sửa soạn ống tủy: Bác sĩ dùng các bộ dụng cụ nhỏ chuyên biệt gọi là các trâm nội nha để nạo sạch các vụn tủy còn sót và dũa thuôn rộng ống tủy giúp việc trám bít sau này được thực hiện dễ dàng và chuẩn xác. Phim X-quang thường được sử dụng để kiểm soát chiều dài ống tủy được sửa soạn tốt, không vượt quá phần chóp chân răng.

Bước 3. Trám bít ống tủy:

Một côn gutta percha chính được đặt vào ống tủy có kích thước và chiều dài bằng với trâm nội nha được sử dụng để sửa soạn ống tủy ở giai đoạn trên. Côn được dán dính vào thành ống tủy bằng một loại xi măng lỏng đặc biệt. Sau đó các côn phụ được lèn thêm vào cho đầy kín các ống tủy. Giai đoạn này có thể được kiểm tra lại bằng phim X-quang để đảm bảo hệ thống ống tủy được trám đủ chiều dài và khít sát.

Điều trị tủy thường hoàn tất trong một hoặc nhiều lần hẹn tùy trường hợp, phụ thuộc vào sự phức tạp của hệ thống ống tủy và mức độ nhiễm trùng tủy. Tiến trình lấy tủy và trám bít ống tủy thường không đau nhưng cũng thể có cảm giác khó chịu trong khi điều trị.

TỦY RĂNG

Tin tức khác:
  Trám Răng (22/3)
  Veneer sứ (22/3)
  Hàm giả (22/3)
  Chữa tủy (22/3)
  Dental Implant - Cấy ghép răng (13/3)
Danh mục điều trị
Trám thẩm mỹ
Nội nha lấy tủy
Nha chu
Răng trẻ em
Tẩy trắng răng
Răng sứ
Implant
Chỉnh nha
Phục hình
Video
Thư viện ảnh
Tin tức
Vị khách bất ngờ
Nha khoa 3D được cấp giấy chứng nhận kiểm định của Hiệp Hội Y Tế Mỹ FDA
Nghiến răng, dùng tăm khiến răng ngày càng xấu
10 cách làm trắng răng hiệu quả
Những nguyên nhân gây hại men răng
Giữ răng trắng đẹp tự nhiên
Những thực phẩm dễ gây sâu răng
Các phương pháp điều trị răng khôn hàm dưới mọc lệch
Kem đánh răng không thể làm trắng răng
Một số thói quen ảnh hưởng đến răng của trẻ
Bí quyết để ăn thơm miệng
Chất gì cần thiết cho răng?

Những cụm từ hay được tìm nhiều nhất:

Nha khoa |  Nha Khoa 3d |  Nha chu |  Răng trẻ em |  Tẩy trắng răng |  Răng sứ thẩm mỹ |  Niềng răng |  Implant |  Trồng răng |  Răng giả |  Chỉnh nha |  Veneer |  Răng sứ
Tư vấn trực tuyến
Yahoo Yahoo Skype Skype
Facebook Rss You tube Twitter Game
son dưỡng