Nha khoa 3d Site Map Tiếng Việt Tiếng Anh
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha Khoa 3D
Nha khoa
Trang chủ » Tin tức »

Một số thói quen ảnh hưởng đến răng của trẻ

Trong quá trình phát triển để hoàn thiện thể chất, một số thói quen xấu mà bé dễ mắc phải nhất là những tật của răng miệng có thể làm cho việc phát triển của răng hàm bị lệch lạc, ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ và sức khỏe của bé, vì thế các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý sửa ngay cho bé khi mới mắc phải, như vậy bé mới có nụ cười tươi trên một cơ thể khỏe mạnh.

Trẻ mút tay

Thói quen mút ngón tay và mút núm vúThói quen mút tay ảnh hưởng đến răng, hàm của trẻ.
Mút ngón tay là một trong những thói quen xấu thường gặp ở trẻ nhỏ, có ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm. Trẻ thường mút ngón tay khi đói và dần trở thành một thói quen khó bỏ. Tác hại của việc mút ngón tay tùy thuộc vào số lần mút trong ngày và thời gian kéo dài của mỗi lần mút. Mút ngón tay làm mất vệ sinh, trẻ dễ mắc bệnh giun sán, nhưng quan trọng hơn là mút ngón tay ảnh hưởng tới răng và xương rất nhiều như:

- Răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm.

- Khi mút ngón tay, má hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.

- Răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước làm trẻ phát âm khó khăn.

- Trong quá trình mút ngón tay, môi dưới bị ép lại nằm phía sau răng cửa hàm trên làm hô (vẩu) răng cửa hàm trên.

Tật đưa lưỡi ra trước và tật cắn môi dưới

Đây cũng là một thói quen xấu hay gặp ở trẻ, nó có thể làm trẻ bị hô răng trên và khớp cắn hở.

Tật thở bằng miệng

Nguyên nhân có thể do trẻ bị một trở ngại về đường mũi khiến trẻ không thở bằng đường mũi được mà phải thở bằng đường miệng. Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng, làm lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tật chống cằm và mút môi trên

Thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới tức là hàm dưới đưa ra hàm trên lép vào.

Những thói quen xấu khác như cắn móng tay, nghiến răng, cắn các vật cứng sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ bị rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và khớp thái dương bị mỏi. Đó là chưa kể trẻ cắn móng tay dễ mắc bệnh giun sán. Nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên như dây đồng, kẽm, tăm quá to sẽ làm kẽ răng bị hở, lợi dễ bị tổn thương do trầy xước.

Một số biện pháp phòng tránh

Lệch khớp cắn - một hậu quả của thói quen mút tay.

Với các thói quen xấu, chúng ta nên kiên quyết bắt trẻ bỏ ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ.

Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2, 3 tháng tuổi, chúng ta nên nghĩ cách làm thế nào không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng được như lấy một ống bìa cứng lồng vào cánh tay, ôm lấy khuỷu tay trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể xoa một chất có mùi khó chịu ở ngón tay mà trẻ hay đưa lên miệng hoặc bọc ngón tay trẻ lại bằng vải...

Nếu trẻ thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho trẻ đi khám ngay để điều trị triệt để. Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà trẻ vẫn có thói quen thở bằng miệng thì ta có thể dùng băng gạc băng cằm trẻ lại để trẻ không há miệng ra thở được mà phải tập thở bằng mũi.

Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng... Nên dùng tăm xỉa răng có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi.

Với những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi... thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn... Nên bày ra những trò chơi hấp dẫn để trẻ bị cuốn hút vào đó mà quên đi dần những tật xấu.

Các thói quen xấu trên xem qua thì có vẻ rất bình thường nhưng nó để lại hậu quả lâu dài cho răng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể và thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ sau này. Do đó chúng ta không được xem thường mà phải dự phòng bằng cách giáo dục trẻ, được lồng ghép trong các bài giảng trên lớp, các tiết học về vệ sinh nha học đường. Khi trẻ đã có biến chứng như hô, móm, phải đưa đến chuyên khoa răng hàm mặt ngay để chỉnh hình mặc dù việc điều trị là lâu dài và tốn kém.

 

Tin tức khác:
  Bí quyết để ăn thơm miệng (11/3)
  Chất gì cần thiết cho răng? (11/3)
Danh mục điều trị
Trám thẩm mỹ
Nội nha lấy tủy
Nha chu
Răng trẻ em
Tẩy trắng răng
Răng sứ
Implant
Chỉnh nha
Phục hình
Video
Thư viện ảnh
Tin tức
Vị khách bất ngờ
Nha khoa 3D được cấp giấy chứng nhận kiểm định của Hiệp Hội Y Tế Mỹ FDA
Nghiến răng, dùng tăm khiến răng ngày càng xấu
10 cách làm trắng răng hiệu quả
Những nguyên nhân gây hại men răng
Giữ răng trắng đẹp tự nhiên
Những thực phẩm dễ gây sâu răng
Các phương pháp điều trị răng khôn hàm dưới mọc lệch
Kem đánh răng không thể làm trắng răng
Một số thói quen ảnh hưởng đến răng của trẻ
Bí quyết để ăn thơm miệng
Chất gì cần thiết cho răng?

Những cụm từ hay được tìm nhiều nhất:

Nha khoa |  Nha Khoa 3d |  Nha chu |  Răng trẻ em |  Tẩy trắng răng |  Răng sứ thẩm mỹ |  Niềng răng |  Implant |  Trồng răng |  Răng giả |  Chỉnh nha |  Veneer |  Răng sứ
Tư vấn trực tuyến
Yahoo Yahoo Skype Skype
Facebook Rss You tube Twitter Game
son dưỡng