Các răng bị hư hỏng nhiều không thể trám cần được sửa chữa hoặc răng mất cần thay thế lại bằng 1 hình thức điều trị gọi là phục hình răng. Phục hình răng có 2 hình thức chính: cố định và tháo lắp.
1. Phục hình cố định:
Là loại phục hình răng giả tựa trên các răng hoặc chân răng thật còn lại.
• Mô răng là loại phục hình răng giả đơn lẻ trên các răng hoặc chân răng thật nhằm tái tạo lại chức năng , thẩm mỹ cho răng.
• Cầu răng là loại phục hình răng giả nhiều đơn vị gồm các răng giả đơn lẻ được đúc nối liền với nhau nhằm thay thế một hoặc nhiều răng mất, phục hình sử dụng các răng, chân răng xung quanh răng mất làm các trụ cầu để nâng đỡ răng mất, tái tạo lại chức năng , thẩm mỹ cho răng.
• Các răng thật làm răng trụ thường được bọc mão hoặc sử dụng một mặt răng nào đó để cố định răng giả vào.
• Phục hình răng cố định thường được làm bằng các loại vật liệu sau:
• Kim loại.
• Sứ kim loại (kim loại thường/ kim loại quý)
2. Phục hình tháo lắp:
• Hàm răng giả tháo lắp cũng là một phương tiện để thay thế các răng đã mất. Hàm giả là loại phục hình răng giả tựa trên các răng thật còn lại đồng thời tựa trên xương hàm.
• Hàm bán phần trên đó có các răng giả thay thế một hoặc 1 số răng mất, lấp đầy khoảng mất răng giúp ăn nhai tốt hơn. Hàm toàn phần (toàn hàm) sử dụng trong trường hợp mất hầu hết hoặc toàn bộ các răng thật.
• Hàm răng giả tháo lắp cũng là một phương tiện để thay thế các răng đã mất. Hàm giả là loại phục hình răng giả tựa trên các răng thật còn lại đồng thời tựa trên xương hàm.
• Hàm bán phần trên đó có các răng giả thay thế một hoặc 1 số răng mất, lấp đầy khoảng mất răng giúp ăn nhai tốt hơn. Hàm toàn phần (toàn hàm) sử dụng trong trường hợp mất hầu hết hoặc toàn bộ các răng thật.
• Hàm giả với các phần răng giả, nướu giả sẽ giúp cải thiện hay phục hồi khả năng ăn nhai, nói, và nâng đỡ cho các cơ mặt, giúp cho vẻ mặt trẻ trung hài hoà hơn.
• Hàm giả thường được làm hoàn toàn bằng nhựa acrylic (hàm nhựa) hoặc hàm nhựa có khung sườn bằng kim loại (hàm khung). Trên hàm giả có các móc để giữ dính hàm trên miệng.